Cloud Gaming hay “Chơi game đám mây” – Cụm từ tuy không mới nhưng với người Việt, đây lại là một khái niệm xa lạ. Vậy chơi game trên đám mây là gì? Bạn sẽ được “hưởng lợi” gì từ dịch vụ này? Đọc ngay bài viết dưới đây của tapchicongnghemaytinh.com để biết đáp án!
MỤC LỤC
I. Chơi game trên đám mây là gì? 3 điểm đặc trưng của Cloud Gaming
1. Chơi game trên đám mây là gì?
Cloud Gaming là một cách thức chơi trò chơi điện tử bằng cách sử dụng máy chủ từ xa trong trung tâm dữ liệu. Bạn sẽ không cần phải tải xuống và cài đặt trò chơi trên PC hay bảng điều khiển. Để chơi game trên các dịch vụ phát trực tuyến, bạn cần có kết nối mạng đủ khỏe. Trò chơi sẽ được hiển thị và chơi trên máy chủ từ xa nhưng bạn sẽ thấy và tương tác trên máy cục bộ của mình.
2. 4 điểm đặc trưng của Cloud Gaming
Bạn cần trả tiền hàng tháng
Bạn cần phải đăng ký và trả hàng tháng hoặc trả hàng năm để truy cập nội dung. Nếu muốn chơi những tựa game cao cấp, bạn cần phải trả một khoảng phí cao hơn. Mức phí trung bình một năm cho các dịch vụ chơi game đám mây phổ biến hiện nay khoảng $100-$150.
Không cần cấu hình – Chỉ cần Internet
Như đã nói ở trên, Cloud Gaming là một dịch vụ chơi game phát trực tuyến, máy chủ là nơi có luồng video sẽ nhận và phản ứng với thông tin đầu vào. Điều đó, đồng nghĩa rằng, bạn sẽ không cần đến VGA RXT 30 series mạnh mẽ, Xbox Series X hay PlayStation 5 mới. Tất cả những thứ bạn cần chuẩn bị là đường truyền mạng khỏe để kết nối với máy chủ.
Thường cung cấp các ứng dụng chuyên dụng hoặc Web
Các nhà cung cấp dịch vụ chơi game trên đám mây thường sử dụng các ứng dụng chuyên dụng hoặc trên Website. Ví dụ:
- Google Stadia: phát thông qua một ứng dụng trên Web
- Android: có ứng dụng phân phối thông qua CH Play
Hầu hết, các dịch vụ phát trực tuyến qua đám mây thường tương thích với các bộ điều khiển mới nhất thông qua Bluetooth cùng với thiết lập và bàn phím truyền thống. Riêng với thiết bị cảm ứng, bạn sẽ thấy một tùy chọn để sử dụng các điều khiển trên màn hình.
Nguyên lý hoạt động
Bạn có thể hiểu đơn giản, nguyên lý hoạt động của Cloud Gaming như sau: Bạn có quyền truy cập vào PC chơi game trong trung tâm dữ liệu. Các máy chủ sẽ xử lý kết xuất trò chơi trong khi gửi cho bạn một luồng video về kết quả cuối cùng. Trò chơi được cập nhật dựa trên những gì mà người chơi đang làm.
Nói tóm lại: Cloud Gaming sẽ có 2 luồng dữ liệu: Dữ liệu đầu vào của bạn sẽ được chuyển đến máy chủ – Máy chủ gửi lại một luồng video.
Dịch vụ phát trực tuyến trò chơi và dịch vụ đăng ký trò chơi có phải là một?
Đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau:
→ Chơi game bằng cách phát trực tuyến: không thể tải trò chơi hoặc lưu trữ trên thiết bị, không cần lo về kích thước tệp, phần cứng máy tính.
→ Dịch vụ đăng ký trò chơi: bạn phải trả tiền để truy cập vào kho trò chơi đã tải xuống và chơi cục bộ trên thiết bị của mình. Những ứng dụng này không sử dụng tính năng phát trực tuyến.
II. Bạn sẽ hưởng lợi gì từ dịch vụ chơi game đám mây?
Chơi mọi tựa game mà không lo lắng về cấu hình!
Có một sự thực mà ai trong chúng ta cũng biết: Những game đồ họa, màu sắc, chuyển động sống động, yêu cầu nhập vai… đều có yêu cầu về máy tính chơi game cực kì cao. Muốn chơi game, bạn cần phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đầu tư phần cứng. Đó là chưa kể đến việc phải trả phí cho một số tựa game.
Nhưng với dịch vụ chơi game đám mây, mọi thứ lại hoàn toàn khác! Bạn chơi trên máy cục bộ, thông tin về game, máy chủ sẽ nắm giữ. Điều này sẽ mở ra cơ hội chơi game cấu hình cao, đa nền tảng trên chỉ một thiết bị thông minh duy nhất.
III. Tại sao chơi game đám mây vẫn còn “xa lạ” với người Việt?
Khái niệm trò chơi điện toán đám mây đã xuất hiện từ cuối năm 2000 và bắt đầu từ 2010 nó mới thực sự quay trở lại và phát triển mạnh mẽ. Chúng ta có thể kể đến một số nhà cung cấp nổi tiếng từ 2010 như: OnLive, Gaiikai của David Perry… Dù khá phổ biến tại nước ngoài, nhưng tại thị trường Việt Nam dịch vụ này vẫn còn khá xa lạ.
Có nhiều lý do khiến Cloud Gaming bị “kìm hãm” sự phát triển, như:
Mạng vẫn “chạy chậm”
Những game độ phân giải cao 4K hay 8K với tốc độ khung hình 60-120fps đẩy dữ liệu tải lên tải xuống lên tới tốc độ hàng GB/s. Tốc độ này chỉ có mạng 5G của Mỹ mới có thể đáp ứng
Hiện nay, các nhà mạng tại Việt Nam đang cung cấp mạng 4G với tốc độ cao lên đến 70Mbps. Băng thông dù cao nhưng vẫn không đủ để chơi các tựa game nặng hiện nay. Dù mạng 5G đã được đưa vào thử nghiệm nhưng có lẽ chúng ta phải chờ ít nhất 2 năm nữa, 5G tại Việt Nam mới phổ biến.
Máy chủ không đặt ở Việt Nam
Đây cũng là một trong những hạn chế khiến dịch vụ chơi game trên đám mây khó phát triển ở Việt Nam. Máy chủ không đặt tại nước ta đồng nghĩa với việc chơi game sẽ khó mượt mà: độ trễ có thể sẽ cao, phản hồi chậm… Dù có cải thiện được tốc độ mạng nhưng không có máy chủ ở Việt Nam thì chơi game vẫn sẽ bị giật, lag như thường!
Các nền tảng đám mây đang “bỏ qua” thị trường Việt
Chúng ta phải chấp nhận một thực tế là: Đa phần các nền tảng đám mây hiện nay đều không cung cấp dịch vụ khả dụng ở Việt Nam. Dường như các ông lớn công nghệ không đánh giá cao thị trường nước ta.
Nếu bạn vẫn muốn sử dụng Cloud Gaming thì có thể tham khảo một số “ông lớn” cung cấp dịch vụ dưới đây:
- Google Stadia
- GeForce Now của NVIDIA
- Xbox Cloud Gaming
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Hãy nhớ theo dõi những bài viết khác của Tạp chí công nghệ để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị khác!