Đừng mua CPU CŨ nếu bạn không biết những điều này!
MẸO VẶT

Đừng mua CPU CŨ nếu bạn không biết những điều này!

Không ai có thể đảm bảo rằng “rủi ro khi mua CPU cũ bằng 0”. Vấn đề đặt ra với những khách hàng đang có dự định mua bộ vi xử lý đã qua sử dụng lúc này là: Làm sao để giảm thiểu tối đa “thiệt hại” khi mua hàng cũ. Đừng mua đồ “second hand” nếu bạn không biết những thông tin cơ bản dưới đây!

CPU cũ là gì? Tại sao nhiều người chọn mua CPU cũ?

CPU cũ là gì?

CPU hay bộ vi xử lý là bộ phận thực hiện những công việc quan trọng nhất của máy tính như xử lý thông tin, dữ liệu. Cũng giống như những các loại hàng cũ khác, CPU cũ là loại linh kiện đã qua sử dụng trước khi đến tay bạn.

CPU đi với Mainboard H110

Hiệu năng làm việc CPU đã qua sử dụng ra sao?

Khi mua CPU cũ, vấn đề cần phải quan tâm hàng đầu chính là HIỆU NĂNG. Hiệu năng hoạt động của CPU cũ có khác gì so với dòng mới 100%?

Theo nhiều kết quả kiểm nghiệm, sự chênh lệch hiệu năng giữa CPU loại cũ – mới gần như bằng 0. Nói dễ hiểu hơn: Thời gian sử dụng ngắn hay dài đều không ảnh hưởng nhiều đến hiệu năng xử lý thông tin, dữ liệu của bộ vi xử lý. Ngay cả khi mua cũ, bạn vẫn sẽ được hưởng lợi từ năng suất giống như “hàng mới 100%”.

CPU Intel thế hệ 2

Tại sao nhiều người chọn mua CPU cũ?

“Tiết kiệm được tiền” là lý do lớn nhất khiến nhiều người quyết định lựa chọn CPU cũ. Mua CPU cũ có thể giúp khách hàng tiết kiệm đến hơn 25% ngân sách so với việc mua bộ vi xử lý tương tự mới hoàn toàn. Tiết kiệm hơn trong khi hiệu năng làm việc vẫn đảm bảo – Dường như lựa chọn CPU cũ đem lại cho khách hàng “món lợi” khá lớn!

CPU Core i5 9400

Bỏ ra số tiền ít hơn nhưng mua được linh kiện mình mong muốn – Đó cũng là nguyên nhân khiến thị trường mua bán CPU máy tính để bàn cũ “nở rộ” trong nhiều năm trở lại đây!

Tuy nhiên, mua CPU máy tính cũ có thực sự tiết kiệm như bạn vẫn nghĩ? Bạn sẽ gặp rủi ro gì nếu mua CPU thanh lý? Phần sau của bài viết này sẽ cho bạn biết đáp án!

3 điều cần phải biết trước khi mua CPU cũ

Rủi ro lớn nhất khi mua các loại CPU cũ

Như đã nói ở trên, CPU cũ thường không mắc vấn đề về hiệu năng thấp, rủi ro lớn nhất khi mua cũ lại đến từ việc hỏng chân đế (Socket). Tháo lắp CPU là quá trình dễ khiến bộ vi xử lý xuất hiện lỗi nhất. Nếu tháo lắp không đúng cách khiến hỏng chân cắm → CPU cũng “đi đời” theo. Việc tháo lắp nhiều lần khi chuyển nhượng làm cho tỷ rủi ro CPU hỏng cũng tăng lên.

so sánh main h61 và h81

Khe cắm CPU trên Mainboard

Nếu “lướt” qua một số diễn đàn trao đổi tin tức công nghệ nổi tiếng tại Việt Nam, bạn sẽ không khó để gặp các trường hợp mua CPU cũ bị lỗi. Ngay cả khi đã Test tại cửa hàng trước đó, khi đem lắp vào máy, bo mạch chủ lại không nhận CPU. Đây là dấu hiệu cho thấy CPU đã bị lỗi. Vận chuyển hoặc tháo lắp nhiều lần và không đúng cách có thể là lý do dẫn đến tình trạng này!

Mức giá có thể mua

Định giá bộ vi xử lý KHÔNG phải dựa vào thời gian sử dụng mà phải dựa trên thế hệ CPU và mức giá khi mua mới. Lấy ví dụ: Thế hệ CPU mới nhất hiện nay của Intel là 11. Nếu bạn muốn mua dòng Core i cũ thế hệ thứ 8 thì mức giá “có thể chấp nhận” sẽ thấp hơn khoảng 30-25% so với mức giá bán mua mới tại thời điểm ban đầu.

CPU Intel Core i7

Chế độ bảo hành CPU cũ

Khi mua CPU bạn sẽ được hưởng chế độ bảo hành CPU trong khoảng thời gian khoảng 24-36 tháng từ địa chỉ bán linh kiện máy tính cũ. Chế độ bảo hành được ví như “bảo chứng” chất lượng cho CPU máy tính để bàn cũ. Không nên mua CPU cũ tại những đơn vị có chế độ bảo hành không minh bạch!

Rõ ràng, mua CPU cũ sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được khoản tiền “kha khá”. Tuy nhiên, điều “thiệt thòi” nhất chính là bạn sẽ không được trải nghiệm những công nghệ hiện đại nhất mà nhà sản xuất đã tích hợp trên sản phẩm của mình!

Mong rằng những thông tin bên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại CPU cũ. Hãy nhớ thường xuyên theo dõi Webiste của tapchicongnghemaytinh.com để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhất!


>> Giá CPU máy tính bàn – Cập nhật mức giá mới nhất 2021

Post Comment